MIẾU BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM

Nhang Vạn Linh Hương - Nén nhang từ tâm, hướng về nguồn cội

Hotline: 0939 453 045

Tin tức
MIẾU BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM
15/02/2023 04:58 PM 801 Lượt xem

Miếu Bà Chúa Xứ là một trong những công trình tôn giáo, văn hoá tôn nghiêm, toạ lạc dưới chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Được thành lập vào năm 1820, đây là một di tích nổi tiếng ở khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thu hút khách hành hương, du lịch từ khắp nơi trên cả nước. Cùng Vạn Linh Hương tìm hiểu về Miếu Bà Chúa Xứ nhé.

Trước thế kỷ XVIII, tượng Bà được người dân phát hiện và khiêng xuống từ đỉnh núi Sam bởi 9 cô gái đồng trinh, theo lời dạy của bà quà miệng “cô đồng”. Đến chân núi, tượng Bà bất ngờ nặng trịch không thể đi được nữa, người dân nghĩ Bà chọn nơi đây để an vị nên đã lập miếu thờ.

Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam không chỉ nổi tiếng linh thiêng mà còn biết đến với lối kiến trúc độc đáo và đẹp mắt. Ngày trước miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm quay về hướng tây bắc, phần lưng thì quay về vách núi, còn chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng.

Vào năm 1870, miếu được người dân xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Trong 4 năm từ 1972 đến 1976, miếu Bà được hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng tái thiết lớn tạo nên dáng vẻ như hiện nay. Miếu có kiến trúc dạng chữ “quốc”, hình khối tháp dạng như hoa sen đang nở. Mái tam cấp ba tầng lầu được lợp bằng ngói đại ống màu xanh ngọc bích đẹp mắt, góc mái thì vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng.

Các hoa văn ở cổ lầu chánh điện thể hiện đậm nét nghệ thuật. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi lộng lẫy. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chánh điện gần như được giữ nguyên như cũ.
Chánh điện gồm hai lớp. Lớp trong cùng là nơi thờ Bà Chúa Xứ với tượng Bà bằng đá đặt trên bệ cao, sát hai bên là hai con hạc trắng biểu tượng cốt cách tiên thánh của Bà. Bên phải tượng Bà là một linga cũng bằng đá đặt trên một hương án thờ, gọi là bàn thờ Cậu. Bên trái tượng Bà là hương án thờ một tượng gỗ chạm hình yoni, gọi là bàn thờ Cô. Lớp thứ hai là bàn thờ Hội đồng, sát liền hai tượng chim phượng. Hai bên trái, phải của bàn thờ Hội đồng là bàn thờ Tiền hiền khai khẩn (ở bên trái) và bàn thờ Hậu hiền khai cơ (ở bên phải).

Ngay lối vào chánh điện có đôi câu đối thể hiện quyền lực linh thiêng của Bà trong việc ban phúc, bảo vệ nhân dân.

Lễ Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức trang trọng từ ngày 23 đến 27 tháng 4  âm lịch hàng năm, và được Bộ Văn hoá thông tin và Tổng Cục Du lịch Việt Nam công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia từ năm 2001. Các lễ chính gồm:

Theo tín ngưỡng của người dân, nơi đây vẫn còn có những tục như xin xăm Bà, vay tiền Bà, thỉnh bùa Bà...

Vào năm 2009, tượng Bà được ghi vào sách Kỷ lục An Giang là bức tượng bằng đá sa thạch xưa nhất Việt Nam và có áo phụng cúng nhiều nhất. Hiện nay, chùa Bà Châu Đốc An Giang “điểm nhấn” của du lịch tâm linh hấp dẫn của vùng ĐBSCL.

Năm 2015, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline