ĐẠI LỄ ĐỨC CHÍ TÔN

Nhang Vạn Linh Hương - Nén nhang từ tâm, hướng về nguồn cội

Hotline: 0939 453 045

Tin tức
ĐẠI LỄ ĐỨC CHÍ TÔN
29/01/2023 12:30 PM 575 Lượt xem

Đại lễ Vía Đức Chí Tôn diễn ra ngày mùng 8 tháng giêng hằng năm tại Nội ô Tòa thánh, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh và được xem là một trong hai lễ hội lớn nhất trong năm, chỉ sau đại lễ Hội yến Diêu trì cung được Hội thánh Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh tổ chức vào ngày rằm tháng 8.

Đây là hoạt động thường niên của Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh nhằm ôn lại truyền thống, nhắc nhở tín đồ đạo Cao Đài và người dân vùng đạo luôn nhớ ơn các đấng sinh thành, bày tỏ lòng sùng kính đối với đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế và cầu cho mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an, mọi người, mọi nhà được ấm no, hạnh phúc.

Vì sao ngày vía Đức Chí Tôn là ngày mùng 9 tháng Giêng?

Theo định nghĩa trong sách Cao Đài từ điển của tác giả Đức Nguyên thì ngày vía Đức Chí Tôn (tức là Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế) là một ngày tượng trưng được chọn theo thuyết âm dương của Nho giáo. Theo đó “Số 1 là số khởi đầu, là số dương, nên chọn tháng là tháng 1, tức là tháng Giêng. Số 9 là số thuần dương nên chọn ngày là ngày 9”. Như vậy theo Dịch số, Vía Đức Chí Tôn được chọn là: ngày mùng 9 tháng Giêng hằng năm. Cũng theo Dịch số của Nho giáo: “Số 0 tượng trưng Vô Cực, là Hư Vô chi khí. Số 1 tượng trưng Thái cực là ngôi của Đức Chí Tôn… nên chọn số 1 làm tháng (chọn tháng trước ngày sau), đến số 9 là số thành hình nên chọn số 9 làm ngày. Do đó, ngày Vía Đức Chí Tôn được chọn là ngày mùng 9 tháng 1 để bày tỏ cho biết quan niệm về vũ trụ: cái khởi đầu và cái sau cùng hình thành càn khôn vũ trụ và vạn vật, hoàn toàn do quyền năng của Đức Chí Tôn. Tóm lại ngày vía Đức Chí Tôn không phải là ngày giáng sanh, mà chỉ là ngày do nhơn loại chọn ra để tượng trưng Đức Chí Tôn và sự hình thành càn khôn vũ trụ, vạn vật” .

Tại Đại lễ vía Đức Chí Tôn cũng thường xuyên trưng bày triển lãm các mô hình, tái hiện lại quá trình lập nước và dựng nước của cha ông, các sự tích, anh hùng huyền thoại cổ xưa được lưu danh ngàn đời, được các họ đạo trong tỉnh Tây Ninh và các tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp, Đồng Nai, Kiên Giang… cùng thực hiện.

     

     

     

Các huyền thoại này mang ý nghĩa hướng thiện như sự tích trầu cau, dưa hấu An Tiêm, Lạc Long Quân và Âu Cơ. Buổi tối sẽ diễn ra múa Long Mã, Tứ Linh, biểu diễn nhạc Sắc Tộc trước đền thánh và Báo ân từ.

Lễ vía Đức Chí Tôn mở đầu với việc khai mạc các gian triển lãm trong buổi sáng ngày mùng 8, đến 19 giờ diễn ra cuộc rước lễ với màn múa Long Mã, Tứ Linh (Rồng nhang, Ngọc kỳ lân, Quy, Phụng) và dàn nhạc dân tộc trước Đền Thánh, Báo Ân Từ, qua Đông, Tây khán đài (khu vực triển lãm).

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline